{{ 'fb_in_app_browser_popup.desc' | translate }} {{ 'fb_in_app_browser_popup.copy_link' | translate }}

{{ 'in_app_browser_popup.desc' | translate }}

Làn da nào cần tẩy da chết?

Tẩy da chết cần thiết: Vì da liên tục sản xuất các tế bào biểu bì mới (keratinocytes) dần dần tích lũy và sau đó da sẽ tự tróc da một cách tự nhiên.


  • Đối với làn da trẻ quá trình sản xuất này sẽ rất nhanh. Do vậy việc tẩy da chết đối với làn da trẻ sản xuất tế bào mới liên tục sẽ không đem lại tác dụng tốt, đôi khi khả năng gây ra các tác dụng phụ.
  • Ở độ tuổi 30 có làn da sần sùi, tối màu do tầng lớp sừng (stratum corneum) của da quá dày việc sử dụng tẩy da chết sẽ rất tốt cho loại da này. Nên tẩy da chết 1 - 2 lần/ tuần
  • Đối với da dầu, và tiết nhờn nhiều, tẩy da chết sẽ làm giảm sự sản xuất dầu thừa trên da (sebum)  nhất là khi họ tẩy tế bào chết sản phẩm có thành phần BHA hoặc AHA. Nên tẩy da chết 2 lần/ tuần
  • Đối với da khô và nhạy cảm,  tẩy da chết có thể gây kích ứng, không nên tẩy da chết hoặc sử dụng loại tẩy da chết nhẹ và không thường xuyên.

Tẩy da chết là gì?


  • Tẩy da chết là một kỹ thuật lấy đi lớp tế bào biểu bì chết trên bề mặt ngoài của da (stratum corneum / còn gọi là tầng sừng) làm xuất hiện lớp da bề mặt tươi sáng.
  • Lợi ích của tẩy da chết bao gồm: giúp da tươi, sáng hơn, giúp các hoạt chất thâm nhập tốt hơn và đối với làn da nhờn sẽ lấy đi dầu, làm giảm tiết nhờn.
  • Tẩy da chết có thể làm giảm nếp nhăn, nhưng thường không cải thiện nếp nhăn đáng kể bởi nó tác dụng không đến lớp hạ bì nơi hình thành nếp nhăn.
  • Tẩy da chết không nên nhầm lẫn với lột tẩy hoá học (peeling, deep chemical peels), mài laser, cũng như các phương pháp điều trị nếp nhăn khác và các phương pháp này không phải chỉ lấy đi các tế bào chết từ lớp biểu bì , mà còn tạo ra chấn thương có kiểm soát ở hạ bì (lớp sâu hơn chịu trách nhiệm về tính toàn vẹn về cấu trúc của da), các vết thương giúp tái tạo da và sau đó làm mất đi một số các nếp nhăn. Các phương pháp điều trị như lột tẩy hoá học sâu là phương pháp được thực hiện thường xuyên bởi các chuyên gia được đào tạo.

Tần suất sử dụng tẩy da chết


  • Tẩy tế bào chết 1 hoặc 2 lần/ tuần là đủ
  • Nếu tẩy tế bào chết thường xuyên, làn da sẽ bị mất đi nhiều tế bào sống và làm tăng nguy cơ kích ứng và da bị hư hại.
  • Bạn nên xác định tần số tối ưu dựa trên loại da của bạn, hoạt chất của loại sản phẩm bạn sử dụng, phương pháp sử dụng và các yếu tố khác.
  • Nếu da có hiện tượng kích ứng, tăng độ nhạy cảm hoặc trở nên khô, có thể là do tẩy tế bào chết quá nhiều.
  • Các phương pháp phổ biến để tẩy tế bào chết bao gồm: AHA, BHA, tẩy tế bào Enzyme, siêu mài mòn…

Một số loại tẩy da chết đem lại hiệu quả khác nhau


  • AHA (đặc biệt là glycolic và lactic) có lợi ích cải thiện ma trận da.
  • BHA (axit salicylic) đặc biệt hiệu quả trong việc giảm sản xuất dầu dư thừa và có thể phù hợp tốt cho da nhờn dễ bị mụn


 - - - - - - - -


Xem thêm: Quy trình chăm sóc da cơ bản


 - - - - - - - -